Bà Nguyen Thi Phuc và 3 người con

0
40

Bà Nguyen Thi Phuc và 3 người con nằm trong số 46 người Việt tầm trú đã bị trả về Việt Nam bằng máy bay sau khi tàu của họ bị hải quân Úc chặn giữ ngoài vùng bờ biển Tây Úc.vào ngày 21 tháng Bảy năm 2015.

Sau khi bị trả về Việt Nam, bà Phuc bị phạt tiền và lãnh án treo trong một phiên tòa dân sự vì đi vượt biên, nhưng không bị truy tố tội tổ chức và không bị ở tù.

Lý do chánh mà Bà Phuc và các con trốn khỏi Việt Nam là do gia đình bị mất đi nguồn sống vì Trung Quốc xâm phạm vùng biển đánh cá mà không hề bị trừng phạt. Bà và chồng cũng là nạn nhân của việc bạo hành; bị kẻ tấn công hành hung, đánh đập. Gia đình bà cũng khẳng định là bị nhà cầm quyền phân biệt đối xử vì là người Công giáo, và họ trốn đi vì muốn có tự do tôn giáo. Thời gian này, chồng của bà Phuc, ông Tran Van Yen, vừa được trả tự do từ nhà tù tại Nam Dương, ông bị truy tố về tội đánh cá bất hợp pháp trong hải phận Nam Dương.

Vào đêm 31 tháng Giêng năm 2017, Bà Phuc và 3 người con âm thầm vượt biên lần thứ nhì trong số 18 người tầm trú để đi đến Úc. Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng Hai, máy tàu bị hư, tàu trôi giạt vào hải phận Nam Dương, tàu bị đụng đá và bắt đầu chìm khiến tất cả đồ đạc của họ đều trôi mất hết. Họ được các cơ quan chức năng của Nam Dương cứu khi còn ở phía ngoài bờ biển Java. Họ đã được UNHCR phỏng vấn hai lần tại Nam Dương với mong ước được cấp qui chế tị nạn

(Xin xem bài “Số phận của những trẻ em tầm trú Việt Nam đang bấp bênh” của Shira Sebban, ngày 16 tháng Ba năm 2017) https://independentaustralia.net/australia/australia-display/exclusive-fate-of-vietnamese-asylum-seeker-children-hangs-in-the-balance,10117)

Một lần nữa chúng tôi lại sử dụng quỹ công chúng tài trợ, giúp đỡ họ buổi đầu để trả tiền nhà trọ và ăn uống cho tất cả, cộng thêm chi phí thuê 2 nhân viên bảo vệ trong nhiều ngày hầu ngăn chặn việc họ bị trục xuất về Việt Nam bất ngờ và cho họ có cơ hội được UNHCR phỏng vấn.

Tiếc thay việc giúp đỡ này không kéo dài được lâu vì chúng tôi cần để dành tiền để lo cho tương lai của các cháu, đây là mục tiêu chánh mà chúng tôi luôn chú tâm đến trong việc vận động giúp đỡ. Vì thế, hiện nay các gia đình này sống nhờ vào cơ quan di trú Nam Dương và IOM (Tổ chức Quốc tế Giúp đỡ Di dân).

Qua ông Võ An Đôn, luật sư của gia đình, (https://www.facebook.com/profile.php?id=100008231020747) và chi gái của bà Trần Thị Thanh Loan, Thuy Trong đang ở Việt Nam cho biết thì sau khi phát hiện ra họ vắng mặt tại địa phương, công an chặn hết đường vào thị xã La Gi, kiểm tra tất cả những ai xuất nhập thị xã. Công an cũng làm khó dễ người thân trong gia đình nhằm biết được chi tiết của chuyến vượt biên. Một người trong gia đình đã mô tả lại với đài SBS Úc châu về thái độ làm việc của công an.

(“Những người phụ nữ trốn chạy khỏi Việt Nam lần thứ nhì sau khi bị Úc trả về”, bài của Joel Keep và Mai Hoa Pham, ngày 15 tháng Hai, 2017 http://www.sbs.com.au/news/article/2017/02/14/women-flee-vietnam-second-time-following-turn-back-australia)

Vào ngày 5 tháng Năm, 2017, gia đình đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp qui chế tị nạn trong khi đang ở trung tâm tạm giam tai Jakarta, Nam Dương. Giờ đây họ đang chờ được định cư tại một quốc gia thứ ba, và có thể thời gian giờ đợi vẫn còn lâu lắm.

 

SHARE
Previous articleLá thư Ủng hộ của Thượng Nghị Sĩ Thanh Hai Ngo, Canada
Next articleCuộc sống gia đình 12 em bé Việt tị nạn trong nhà giam di trú Jakarta
I am a writer and editor, passionate about helping refugees and about exploring the challenges life throws at us through my writing. A former journalist, I previously worked in publishing and taught French to university students. I am a member of Supporting Asylum Seekers Sydney (SASS) and have also served on the board of my children’s school for the past 13 years, including three terms as vice-president. My work has appeared in online and print publications including The Sydney Morning Herald, The Guardian, Independent Australia, New Matilda, Eureka Street, Jewish Literary Journal, The Forward and Online Opinion. I can be contacted at sebban@tpg.com.au Tôi là nhà văn/nhà báo, và cũng là chủ bút. Với nhiệt tâm muốn giúp đỡ cho người tị nạn và tìm hiểu sâu xa hơn về những khó khăn trong cuộc sống mà chúng ta phải đương đầu qua những bài viết của tôi. Là một cựu phóng viên, trước đây tôi từng cho phát hành các ấn phẩm và đã từng dạy môn Pháp ngữ cho sinh viên đại học. Tôi là thành viên của Tổ chức Giúp đỡ Người Tầm Trú Sydney (Supporting Asylum Seekers Sydney, SASS); và trong 13 năm qua, tôi cũng là thành viên trong ban đại diện hội phụ huynh học sinh của trường các con tôi học, với ba nhiệm kỳ làm phó chủ tịch. Những bài viết của tôi được đăng trên báo và trên trang mạng của những tờ báo như The Sydney Morning Herald, The Guardian, Independent Australia, New Matilda, Eureka Street, Jewish Literary Journal, The Forward and Online Opinion. Để liên lạc với tôi, xin gởi email đến địa chỉ sebban@tpg.com.au

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here